CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ECLIM VIỆT NAM 
  • Uy tín - Chất lượng
    Sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
  • Tận tâm - Trách nhiệm
    Với chúng tôi khách hàng là số 1
  • 0941 113 286
    0968 279 976
Menu

Hạt nhựa Anion là gì? Cấu tạo và cách sử dụng hạt nhựa anion trong lọc nước

  • 0 đánh giá
Giá Liên Hệ:
Mô tả sơ bộ:

Gọi ngay 0941.113.286 để được tư vấn sản phẩm tốt nhất từ ECLIM.

  • 1. Hạt nhựa Anion là gì?

    Anion là một loại hạt nhựa trao đồi anion base mạnh điển hình trong xử lý nước thải. Là một dạng hạt nhựa có cấu trúc nhựa poly dạng gel. Anion là viết tắt được tách ra từ cụm từ “ Ammonium” bậc 4 nên hiệu suất trao đổi cao hơn so với loại silica gel.

    hạt nhựa anion

     

    2. Cấu tạo và tính chất của hạt trao đổi ion anion

    Anion có khả năng hấp thụ các ion mang điện tích dương (cationit) và loại các ion mang điện tích âm (anionit).

    Hạt được cấu tạo từ polymer và bên trong có chứa resin được tạo bởi sự ngưng tụ của styren. Đây là cầu nối giữa phần polymer (mạng lưới hydrocacbon liên kết tĩnh điện giữa các phân tử ionizable) có tính không tan bền và bên trong resin là cấu trúc 3 chiều. Hạt resin có cấu trúc nhiều lỗ rỗng.

    2.1. Tính chất vật lý

    Là hạt nhựa có đường kính khoảng 0,5 - 1mm, có màu vàng hoặc nâu nhạt hình tròn và có độ nở tương đối lớn nếu ngâm trong nước một thời gian. Nhiệt độ tối ưu để hạt hoạt hóa mạnh là từ 20 – 50oC (chịu nhiệt) và chịu được độ oxy hóa cao.

    Khi sử dụng lâu dài, màu ban đầu của hạt thường sẽ bị mất dần và chuyển sang màu tối.

    2.2. Tính chất hóa học

    Được xác định qua phương pháp cho trao đổi hạt với chỉ hoạt chất khi dung dịch chảy qua cột trao đổi chứa hạt. Thường phản ứng trao đổi là phản ứng thuận nghịch. Tuy nhiên, hạt sẽ có xu hướng bị “lão hóa” do phải tiếp xúc với nhiều chất oxy hóa mạnh khi chảy qua cột trao đổi.

    3. Cơ chế trao đổi của hạt anion

    Khi cho dung dịch cần trao đổi chảy qua cột trao đổi đã được nhồi các hạt anion, phản ứng hóa học thay thế diễn ra. Sự thay thế theo tính chất phản ứng đẩy của ion kim loại có trong dung dịch trao đổi giữa các ion mang điện tích âm/dương.

    Các ion của kim loại mạnh sẽ đẩy các ion kim loại yếu hơn ra. Dựa vào tính chất phản ứng trao đổi của kim loại sẽ có thứ tự ưu tiên trao đổi qua hạt (tính chọn lọc).

    4. Các loại hạt anion hiện nay

    - Anion bazo mạnh (gốc RNH3-OH-): Là các hạt trao đổi kiềm mạnh, phân ly OH­­- trong nước hấp thụ các ion âm trong dung dịch và có thể làm việc trong môi trường độ pH khác nhau. Nhóm này khi tái sinh hạt thì dùng NaOH để tái tạo nhóm OH-.

    - Anion bazo yếu : Là các hạt trao đổi kiềm yếu có gốc trao đổi là NH2, pH trung tính và có khả năng loại bỏ các ion âm trong nước.

    - Anion bazo lưỡng tính: Là hạt có khả năng trao đổi hết cặn bẩn trong nước và sự có mặt của các ion trong nước.

    5. Cách sử dụng hạt nhựa Anion - vật liệu lọc nước

    Nước sẽ được cho chảy qua cột trao đổi. Các ion kim loại mạnh của Ca, Mg, Na, K sẽ được giữ lại. Chất cặn bẩn sẽ bị thay thế cho ion H+ bám trên bề mặt hạt. Dung dịch lúc này là như một hỗn hợp axit giữa phân tử ion H+ và các tạp chất phân tử ion có mặt trong nước.

    Cột anion lúc này là cột trao đổi axit và hạt anion sẽ loại bỏ tạp chất phân tử  tích điện âm. Chất cặn bẩn từ nước sẽ tiếp tục thay thế cho nhóm phân tử OH- và sẽ kết hợp với ion H+ tạo thành nước đã khử ion . Khi xử lý nước, anion sẽ liên kết với ion Ca2+ và Mg2+ và hút các kim loại khác nặng khác trong nước cứng và giải phóng Na vào nước, do vậy nước sẽ làm mềm.

    Sau mỗi lần sử dụng hạt nhựa thì cần phải tái sinh lại chúng để có thể tái sử dụng trong những lần tiếp theo. Nếu như không tiến hành tái sinh hạt thì hiệu quả trao đổi của hạt sẽ giảm, vấn đề xử lý nước sẽ không đạt hiệu quả vì bề mặt trao đổi của hạt đã không còn tác dụng. Quy trình tái sinh gồm 4 bước.

    - Bước 1: Rửa ngược

    Cho nước chảy ngược qua đáy cột để làm vật liệu giãn nở và giúp đánh bật được phần cặn bẩn cùng các vật liệu không hòa tan khác. Loại bỏ các túi khí rỗng trong cột và sắp xếp lại vị trí các hạt nhựa. Khi cặn bẩn và các chất không tan khác tích tụ lâu ngày trong cột trao đổi, chúng sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn kém lưu thông của nước chảy qua cột, làm tăng áp suất trao đổi trong cột nên khi rửa ngược sẽ giúp làm giảm những tình trạng này.

    - Bước 2: Ngâm hạt nhựa trong dung dịch rửa

    Hạt nhựa trao đổi sẽ được đem đi ngâm rửa trong dung dịch NaOH nhằm mục đích loại bỏ các anion đã bị hút giữ trên bề mặt của hạt trong quá trình lọc và trả lại hạt nhựa về trạng thái mới ban đầu trước khi trao đổi.

    - Bước 3: Rửa chậm

    Sau quá trình tái sinh hạt, rửa chậm bằng cách tiếp tục dùng NaOH để tái sinh và loại bỏ tạp chất ra phải hệ thống.

    - Bước 4: Rửa nhanh

    Rửa nhanh là bước tiến hành thử nghiệm kiểm nghiệm lại quá trình trao đổi của hạt sau khi đã được tái sinh đồng thời xác định hiệu quả của việc rửa cột.

  • 0.0/ 5

    0 đánh giá

    0
    0
    0
    0
    0
    • Chưa có bình luận nào

Sản phẩm liên quan

0941 113 286