CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ECLIM VIỆT NAM 
  • Uy tín - Chất lượng
    Sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
  • Tận tâm - Trách nhiệm
    Với chúng tôi khách hàng là số 1
  • 0941 113 286
    0968 279 976
Menu

Dây chuyền sản xuất nước uống đóng bình cần gì?

Dây chuyền sản xuất nước uống đóng bình trở thành một ngành siêu lợi nhuận với các nhà đầu tư mới từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến quy mô hộ gia đình. Tuy nền kinh tế hiện nay gặp nhiều khó khăn nhưng đầu tư vào đây vẫn vô cùng hấp dẫn. Để có thể phát triển và đứng vững cần có những tính toán cụ thể về kỹ thuật, công nghệ cũng như dây chuyền thiết bị.

1.   Quy trình của hệ thống sản xuất nước uống đóng bình

Muốn mở dây chuyền nước đóng bình cần chuẩn bị các hạng mục sau:

-         Nghiên cứu thị trường

Đây là bước vô cùng quan trọng để biết được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp bạn trong khu vực. Ở bước này, bạn cũng cần nghiên cứu về vị trí mở nhà máy, xưởng sản xuất. Nó quyết định đến sự thuận tiện trong vận chuyển nước cũng như sản xuất sau này. Lưu ý là nên tránh những khu vực như nghĩa trang, kho xăng dầu, kho hay nhà máy hóa chất, trại chăn nuôi, khu xử lý nước thải… bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước của bạn.

-         Đăng ký kinh doanh

Quy trình sản xuất nước uống đóng bình không thể bỏ qua giai đoạn này, bởi nó liên quan đến doanh nghiệp, hộ kinh doanh của bạn trước pháp luật. Nếu doanh nghiệp của bạn đã đăng ký kinh doanh mà chưa có ngành nghề này có thể đăng ký thêm hoặc đăng ký mới khi mới bắt đầu kinh doanh. Bạn cũng nên để các công ty, những người am hiểu về luật, nhất là các giấy tờ đăng ký kinh doanh để có được những giấy tờ đảm bảo các tiêu chuẩn của vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cơ hội kinh doanh lớn của nước uống đóng bình, đóng chai

-         Thiết kế logo và nhãn hiệu

Trong dây chuyền sản xuất nước uống đóng bình nói riêng và tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác nói chung thì cần có logo và nhãn hiệu. Bước này có tác dụng gì?, nó sẽ giúp người tiêu dùng nhận diện được thương hiệu và tìm đến với doanh nghiệp của bạn. Cũng giống như con người, đồ vật… thì một doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần có một tên gọi để có thể dễ dàng gọi và nhận ra.

-         Chuẩn bị về nhận sự

Đây cũng là mặt cần thiết từ những người sản xuất đến những người tiêu thụ sản phẩm.

-         Vốn

Mở một mặt hàng kinh doanh, bạn cần phải đầu tư vốn. Một nguồn vốn đủ để vận hành nhà máy trong ít nhất 6 tháng đầu, đây là giai đoạn chưa thực sự có doanh thu.

2.     Dây chuyền sản xuất nước có gì?

 Bước 1: Xử lý nước nguồn

Nước nguồn được dự trữ trong một bể chứa có kích thước đủ lớn, được bơm tăng áp 1 hút đưa qua thiết bị khử sắt, kim loại nặng. Tại thiết bị khử sắt, dưới tác dụng của lớp vật liệu lọc cho phép loại bỏ các tạp chất, cặn lơ lửng đồng thời xử lý một phần hàm lượng sắt và Mn còn trong nước nguồn. Cũng tại đây nhờ tính năng đặc biệt của hạt Cozoset sẽ tạo vị cho nước. Sau đó sản xuất nước tinh khiết tiếp tục được đưa vào thiết bị khử mùi ( thiết bị lọc bằng than hoạt tính)

 Bước 2: Xử lý khử mùi, xử lý Cacbon

Khi nước đã được lọc qua thiết bị khử sắt, nước được đưa tới thiết bị khử mùi, tại đây tiếp tục quy trình sản xuất nước tinh khiết đóng chai thiết bị sẽ diễn ra quá trình hấp thụ các chất độc có trong nước đồng thời loại bỏ màu, mùi, vị và các chất oxy hoá, các chất hữu cơ có trong nước là thiết bị tiền xử lý bảo vệ vật liệu cho các thiết bị nối tiếp phía sau.

Hệ thống xử lý nước của E&C Việt Nam

Bước 3: Xử lý làm mềm nước

Tiếp theo trong quy trình lọc nước uống tinh khiết là: Nước sau khi qua thiết bị xử lý than hoạt tính trong quy trình sản xuất được đưa đến thiết bị xử lý mềm. Tại đây các thành phần làm cứng nước như Ca, Mg…được giữ lại đồng thời một số các cation khác cũng được giữ lại. Vật liệu được xử lý sau một chu kỳ hoạt động sản xuất nước tinh khiết sẽ bão hoà và được phục hồi lại trạng thái ban đầu bằng việc hoàn nguyên bởi van tự động. Nước sau khi làm mềm độ cứng < 17mg/lít là cơ sở vận hành màng lọc nước thẩm thấu ngược (RO)

Bước 4: Xử lý lọc tinh

Khi nước đã được qua thiết bị khử sắt, khử mùi và làm mềm nước, nước tiếp tục được bơm tăng áp 2 nút đưa lên thiết bị lọc tinh, ở cho phép loại bỏ hoàn toàn các thành phần lơ lửng, cặn có kích thước lớn. Làm giảm độ đục do các cặn gây nên là cơ sở để vận hành quy trình màng lọc thẩm thấu ngược.

Bước 5: Xử lý thẩm thấu ngược

Khi nước đã được lọc qua quy trình sản xuất bằng thiết bị lọc tinh được đưa lên thiết bị thẩm thấu ngược, đây là thiết bị quan trọng nhất quyết định đến chất lượng nước thành phẩm. Tại đây dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu(được tạo ra bởi bơm cao áp) màng lọc thẩm thấu ngược loại bỏ các ion kim loại có trong nước đồng thời xử lý đến 90% các vi khuẩn có trong nước. Làm cho nước có độ tinh khiết cao. Chất lượng quy trình sản xuất nước tinh khiết Lavie thành phẩm phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu và chất lượng nước sau khi qua các thiết bị tiền xử lý trước công nghệ RO.

3.    Những lưu ý về dây chuyền của hệ thống sản xuất nước uống đóng bình

Dây chuyền sản xuất nước uống đóng bình cần chọn lựa công nghệ phù hợp với nguồn nước

Sử dụng những công nghệ tiến bộ, hiện đại

Đầu tư thiết bị đạt chất lượng, chi phí hợp lý để tránh phải thường xuyên ngừng sản xuất

Hệ thống hoạt động ổn định, chất lượng nước thành phẩm được đảm bảo

Cạnh tranh lành mạnh, chú trọng vào chất lượng sản phẩm

Bạn có thể lựa chọn E&C Việt Nam của chúng tôi với dây chuyền sản xuất nước uống đóng bình đảm bảo chất lượng cùng với đó là đội ngũ tư vấn về mặt pháp lý giúp doanh nghiệp của bạn có được giấy phép kinh doanh. Hãy nhanh tay liên hệ để nhận được những tư vấn miễn phí cùng những ưu đãi.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG E&C VIỆT NAM

Điện thoại: 0986 335 848

Hotline: 0941 113 286

Email: antam@eclim.vn

Giờ hành chính: Phục vụ 24/7

Các bài viết khác

0941 113 286