CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ECLIM VIỆT NAM 
  • Uy tín - Chất lượng
    Sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
  • Tận tâm - Trách nhiệm
    Với chúng tôi khách hàng là số 1
  • 0941 113 286
    0968 279 976
Menu

Giấy phép khai thác nước ngầm

GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC NGẦM

I. Căn cứ pháp lý

  1. Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13
  2. Nghị định Số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Tài nguyên nước.
  3. Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
  4. Chương VI Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 15/07/2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

II. Khái niệm

Giấy phép khai thác nước ngầm là hồ sơ cần thiết cho doanh nghiệp khi đã đi vào khai thác nước ngầm, tạo điều kiện cho nhà Nước có thể theo dõi, quản lý để đưa ra phương án điều chỉnh, bảo vệ nguồn nước.

Tại sao doanh nghiệp phải lập giấy phép khai thác nước ngầm?

Hiện nay, tình trạng khai thác nước ngầm đang diễn ra tràn lan và gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng như cạn kiệt nguồn nước và gây ra sụp lún, sạt lở đất.  Vì thế, các ban ngành chức năng bảo vệ Môi trường đang rất quan tâm và quản lý rất  chặt chẽ về vấn đề  khai thác nước ngầm. Việc doanh nghiệp lập giấy phép khai thác nước ngầm thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ với công tác bảo vệ môi trường.

+ Thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường

+ Quản lý được lượng nước cần khai thác và có các biện pháp để tiến hành thực hiện.

Đối tượng phải lập giấy phép khai thác nước ngầm là ai?

Tất cả các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các cơ sở hạ tầng, dịch vụ có nhu cầu đều phải xin giấy phép khai thác nước ngầm.

Các doanh nghiệp, cơ sở đang sử dụng nước ngầm mà chưa có giấy phép khai thác nước ngầm.
Chú ý:
Định kỳ 6 tháng/lần tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang sử dụng hoặc có công trình sử dụng nước ngầm phải tiến hành làm báo cáo tình hình sử dụng nước ngầm.

III. Hồ sơ cần thiết

Theo điều 31 Nghị định Số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Tài nguyên nước.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép;
  2. Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;
  3. Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;
  4. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

IV. Quy trình thực hiện

Theo điều 35 Nghị định Số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Tài nguyên nước.

Trình tự, thủ tục đăng ký:

  1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
  2. a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;
  3. b) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

  1. Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép (sau đây gọi chung là đề án, báo cáo):
  2. a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
  3. b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;
  4. c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
  5. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

V. Hình thức xử phạt

Theo điều 7, chương II Nghị định 33/2017/NĐ-CP của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và khoáng sản

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thăm dò, khai thác nước dưới đất thuộc các trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định.

Phạt tiền đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép, cụ thể như sau:

  1. a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 01 giếng khoan;
  2. b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 02 giếng khoan;
  3. c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 03 giếng khoan;
  4. d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 04 giếng khoan;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm từ 05 giếng khoan trở lên.

Các bài viết khác

0941 113 286