Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải cho phòng thí nghiệm và xét nghiệm tại các bệnh viện, cơ sở Y tế từ Eclim.
Nước thải phòng xét nghiệm và thí nghiệm phải xử lý theo quy chuẩn trước khi xả ra môi trường. Việc này nhằm bảo vệ sức khỏe và hệ sinh thái môi trường tự nhiên. Vì vậy, các bệnh vện, cơ sở y tế cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho phòng xét nghiệm, thí nghiệm đáp ứng yêu cầu của bộ y tế.
Thiết bị xử lý nước thải phòng xét nghiệm của Eclim Việt Nam
Xem giải pháp xử lý nước thải cho phòng thí nghiệm của chúng tôi dưới đây. Liên hệ Hotline nếu bạn cần tư vấn thêm.
Phòng thí nghiệm là nơi diễn ra các hoạt động như xử lý mẫu phân tích, pha chế và lưu giữ hóa chất. Phòng xét nghiệm thực hiện quá trình kiểm tra, phân tích mẫu bệnh phẩm, nhằm đánh giá chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nước thải phòng thí nghiệm, xét nghiệm xuất phát từ hoạt động vệ sinh, dịch cơ thể, giải phẫu, súc rửa vệ sinh dụng cụ, hóa chất, máu... Chúng có chứa các chất vô cơ và hữu cơ độc hại như:
Kết quả quan trắc môi trường cho thấy, loại nước thải này chứa các hàm lượng BOD, COD rất cao.
Hệ thống xử lý nước thải y tế sẽ giúp loại bỏ các hợp chất trên, ngăn chặn những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và nhiều tác hại khác phát sinh.
Ngoài ra, tại ECLIM, quý khách hàng còn được tư vấn, kiểm tra miễn phí các thủ tục, hồ sơ pháp lý phù hợp với quy định của pháp luật.
Song chắn rác có tác dụng loại bỏ các chất hữu cơ và rác thải có kích thước lớn trong nước thải như giấy, khăn, sợi vải, mảnh vỡ thiết bị ... trước khi chuyển nước thải vào hố gom.
Nguồn nước từ hố gom được dẫn qua bể điều hòa để điều chỉnh về lưu lượng và nồng độ. Trong quá trình này, máy thổi khí hoạt động liên tục, không để xảy ra tình trạng yếm khí gây mùi khó chịu. Đồng thời, nhiệt độ và nồng độ pH của nước thải cũng cần điều chỉnh, để tránh hiện tượng sốc tải xảy ra.
Dưới tác dụng của H2O2, O3 được oxy hóa, sinh ra gốc OH- có tính khử mạnh, khiến hàm lượng BOD5, COD giảm đến 90%; hàm lượng TSS, Coliform giảm đến 95%.
Sau đó, nước thải được dẫn qua bể lắng, hóa chất PAC được thêm vào giúp liên kết các hạt cặn nhỏ thành những bông cặn có kích thước lớn, lắng xuống đáy bể thành bùn. Phần bùn được chuyển đến bể chứa bùn.
+ Xử lý thiếu khí: Bể Anoxic có chứa các vi sinh vật kị khí, giúp khử N và P có trong nước thải.
+ Xử lý hiếu khí: Nước sau khi ra khỏi bể Anoxic, được dẫn vào bể Aerotank. Bể này có chứa các vi sinh vật hiếu khí, giúp hấp thụ và phân hủy chất hữu cơ thành nguồn thức ăn, hàm lượng BOD, COD và chất hữu cơ tại bể này giảm.
Màng lọc MBR với các lỗ lọc vô cùng nhỏ, giúp hệ thống xử lý nước thải trở nên tối ưu. Chất hữu cơ bám trên bề mặt mòng lọc sẽ bị vi sinh vật phân hủy, hình thành nên bùn hoạt tính.
Tại bước này còn diễn ra một hoạt động khác, một phần bùn hoạt tính được đưa về bể thiếu khí để duy trì mật độ vi sinh vật, một phần bùn được dẫn về bể chứa để xử lý định kỳ.
Nước sạch sau khi đi qua màng MBR sẽ được bơm vào bể khử trùng Clo hoặc NaOCl để tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm mang mầm bệnh còn sót lại. Nước thải đầu ra phòng xét nghiệm sẽ đạt chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT.
Lưu ý: Với một số phòng xét nghiệm, thí nghiệm có lưu lượng dòng thải không quá lớn có thể sử dụng các hệ thống xử lý được chế tạo sẵn. Đây là một hệ thống hợp khối, thường chứa từ 1 đến 3 công đoạn. Ưu điểm của hệ thống lắp sẵn là tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành đơn giản và dễ dàng thao tác.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ đến hotline 0941 113 286.
0 đánh giá