CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ECLIM VIỆT NAM 
  • Uy tín - Chất lượng
    Sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
  • Tận tâm - Trách nhiệm
    Với chúng tôi khách hàng là số 1
  • 0941 113 286
    0968 279 976
Menu

Quy trình xử lý nước thải ngành dệt nhuộm, nhà máy sợi

1. Tổng quan về ngành dệt nhuộm 

Dệt nhuộm là một nghề truyền thống lâu đời và ngày nay, nó đã được cải tiến đi rất nhiều về nguyên liệu sản xuất và các công cụ hỗ trợ, trong đó là các thành phẩm phẩm màu nhuộm.

Trước kia, người dân tại các làng thủ công dệt nhuộm thường quen sử dụng các loại thuốc nhuộm được lấy từ thiên nhiên, như rễ, thân hoặc lá của các loại cây cỏ thực vật như: rau chân vịt (màu xanh lam), gỗ cây vang (màu tím), lá cây bạch đàn (màu da cam), cây hương thảo (màu vàng),... Những loại thuốc nhuộm này dễ chế biến, an toàn với môi trường và con người, dễ sử dụng. Nhưng những loại thuốc nhuộm từ thiên nhiên này lại chưa có công nghệ sản xuất công nghiệp để sản xuất phổ biến rộng rãi, vì thế mà chúng ít được sử dụng làm nguyên liệu nhuộm vải trong ngành dệt nhuộm. Đây chính là sự ra đời của phẩm màu nhuộm vải công nghiệp ra đời, với giá thành chi phí rẻ và dễ sử dụng, đặc biệt là có độ bám dính màu trên vải nhanh hơn so với thuốc nhuộm từ thiên nhiên nên thuốc nhuộm màu công nghiệp được ưa chuộng và được bày bán rộng rãi.

Tuy nhiên, hệ lụy gây ra đối với môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm vô cùng đáng báo động. Ô nhiễm nguồn nước tại các làng nghề này là một vấn đề nhức nhối và nghiêm trọng trong những năm gần đây.  

Điều này khiến cuộc sống của những người dân sống xung quanh những khu vực này bị ảnh hưởng về sức khỏe, cảnh quan môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây thiệt hại nhiều cho hệ thống cấp thoát nước bởi trong nước thải dệt nhuộm có chứa nhiều chất hóa học độc hại. Chính vì vậy, cần phải có những biện pháp xử lý kịp thời và cần có những phương pháp xử lý sự ô nhiễm từ nước thải dệt nhuộm.

2. Tại sao cần phải xử lý nước thải dệt nhuộm?

Nguồn gốc của nước thải ngành dệt nhuộm

Tình trạng ô nhiễm xảy ra khi các hộ dân kinh doanh sản xuất sau khi nhuộm xong vải thường xả thẳng trực tiếp nước thải nhuộm vải chưa được xử lý ra các con kênh, mương, cống rãnh xung quanh một cách lén lút. Thậm chí, có những doanh nghiệp sản xuất còn cố tình trốn xin giấy phép xả thải để không mất nhiều chi phí và đồng thời tránh được tầm quan sát của cơ quan chức năng môi trường.

Những đường dẫn nước này sẽ dẫn thẳng nguồn nước ra các ao, hồ, đầm khu vực xung quanh gần đó. Màu nước tại những khu vực nước có nước thải nhuộm vải đổ ra thường nhuốm đậm màu của thuốc nhuộm, có mùi hắc và làm chết nhiều vi sinh vật.

Thành phần của hóa chất nhuộm vải

Các thành phần hóa học có trong thuốc nhuộm vải dệt công nghiệp có tác dụng chủ yếu dùng để giữ được màu sắc bám lâu trên vải, giúp thuốc nhuộm thấm sâu vào từng sợi vải dệt và để tạo độ bóng và đàn hồi cho sợi vải trước khi được đem đi cắt may. Những thành phần đó bao gồm các chất trợ nhuộm (NaCl, Silicic acid, các phosphate,...), thuốc nhuộm tính acid/bazo, muối của kim loại (muối Crom), muối diazonium, thuốc nhuộm chứa các Halogen (anthraquinonic hoặc phức hợp kim loại,...), anthraquinone,...Ngoài ra còn có chất trợ in, chất oxy hóa trong quá trình nhuộm (HO2), tẩy trắng sợi (NaClO), CH3COOH (dùng để trung hòa (chỉnh pH), phối hợp với một số muối kim loại để tăng độ bền màu cho phẩm nhuộm trực tiếp)....

Với các thành phần hóa chất như vậy kết hợp với lưu lượng xả thải của mỗi hộ dân kinh doanh mà vấn đề sức khỏe đang bị đe dọa khi hầu hết phần lớn các hóa chất trong ngành dệt nhuộm đều là những nhóm chất gây ung thư cao, gây biến đổi gen (nhiễm sắc thể) cơ thể người và ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Ảnh hưởng của nước thải ngành dệt nhuộm

Đặc điểm thành phần chính của nước thải ngành dệt nhuộm đều có chứa các kim loại nặng, có tính axit/bazo cao. Ngoài ra, các tạp chất được tách ra từ sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nito, các hóa chất dùng trong quá trình công nghệ như: Hồ tinh bột biến tính, dextrin, aginat, các loại axit, xút, H2O2, soda, sunfit,... và các thành phần hóa chất trong thuốc nhuộm được kể ở trên đi vào nguồn nước ngầm, các ao hồ làm độ kiềm của nước tăng cao (pH > 9) gây độc hại đối với thủy tinh, gây ăn mòn các công trình cấp thoát nước của khu vực đó. Sự tăng nồng độ BOD, COD của nước làm các sinh vật thủy sinh chết do làm giảm oxy hòa tan. Độ màu của nước bị biến tính thay đổi (có màu rõ của thuốc nhuộm như màu: đỏ, xanh lam, vàng,...) ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh và làm xấu cảnh quan môi trường. Các loài thủy sinh trong ao, hồ, mương chết do bị nguồn nước thải dệt nhuộm gây ra khi thời tiết nắng nóng bất thường, mùi hôi thối bốc lên gây khó chịu cho những hộ dân sống quanh khu vực đấy. Hóa chất trong nước thải dệt nhuộm ngấm vào nguồn nước ngầm, nguồn nước sinh hoạt, những người dân vô tình phải sử dụng những nguồn nước này đều có nguy cao mắc các bệnh như ung thư, các bệnh về thận, về da,... gây hại tới sức khỏe vì nước chưa được xử lý đảm bảo triệt để.

  3. Quy trình xử lý nước thải ngành dệt nhuộm

Nhận thấy sự quan trọng trong việc xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường, Công ty cổ phần dịch vụ Công nghệ môi trường E&C Việt Nam đem đến cho các bạn các giải pháp xử lý ô nhiễm hiệu quả với đội ngũ chuyên gia lâu năm, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải. Ngoài ra, còn có các chuyên gia có nghiệp vụ cao trong lĩnh vực dịch vụ giải pháp hồ sơ pháp lý môi trường. Chúng tôi luông mong muốn đưa đến giải pháp tôi ưu, tiết kiệm chi phí cho các đơn vị, doanh nghiệp, nhà đầu tư,....

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm

 

Sơ đồ minh họa hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Các bước xử lý nước thải 

  • Bể keo tụ tạo bông: Xử lý nước thải có thành phần chất rắn lơ lửng nhiều, độ màu cao và chứa nhiều hóa chất. Các chất keo tụ thường sử dụng trong bề là phèn nhôm giúp xử lý màu nước và PAC, chúng sẽ làm các chất rắn lơ lửng kết tủa lại và tạo thành những hạt cặn lơ lửng kích thước lớn trong nước, từ đó sẽ dễ dàng xử lý cho các công đoạn sau.
  • Bể lắng: Lắng các hạt cặn trong nước. Phần nước sau khi lắng phải có hàm lượng cặn không quá 20% trước khi qua bề lọc.
  • Bể điều hòa: Nước từ bể lọc sang bề này vẫn có hàm lượng cặn nhất định nên để tránh hàm lượng cặn sẽ bị lắng xuống đáy bể, tạo thành bùn thải trong bề nên bề điều hòa có nhiệm vụ khuấy trộn và thổi khí nhằm tránh cặn không lắng lại trong bể.
  • Bể xử lý nước thải kỵ khí, hiếu khí: Sử dụng các vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí nhằm oxy hóa các chất hữu cơ hoặc các tác dụng bám dính các chất hữu lơ lửng và phân hủy chúng chuyển đổi thành dinh dưỡng giúp vi khuẩn phát triển.
  • Bể lọc/ thiết bị lọc áp lực: Lọc phần cặn lơ lửng còn sót lại trong nước. Vật liệu lọc trong bề là cát thạch anh và than hoạt tính giúp lưu giữ lại cặn và trả lại phần nước trong.
  • Bể khử trùng: Nước sau khi qua các bể xử lý trung tâm thì sẽ được khử khuẩn. Mục đích của việc này giúp tiêu diệt các vi sinh vật có khả năng gây bệnh tồn tại trong nguồn nước trước khi nước thải được xả ra nguồn tiếp nhận.

Một số lưu ý khi tiến hành xử lý nước thải

  • Chú ý tới độ pH trong bể xử lý
  • Tình trạng bùn tại các bể
  • Nhiệt độ, ánh sáng
  • Kiểm tra các thiết bị khuấy trộn, máy thổi khí
  • Kiểm tra lưu lượng nước chảy qua mỗi bể

Quý Công ty có nhu cầu xử lý nước thải nhà máy dệt, nhà máy sợi, hãy liên hệ Hotline 0914 113 286Công ty Cổ phần dịch vụ công nghệ môi trường E&C Việt Nam để được tư vấn hộ trợ 24/7.

Các bài viết khác

0941 113 286
Chat hỗ trợ