CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ECLIM VIỆT NAM 
  • Uy tín - Chất lượng
    Sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
  • Tận tâm - Trách nhiệm
    Với chúng tôi khách hàng là số 1
  • 0941 113 286
    0968 279 976
Menu

Xử lý nước nuôi trồng thủy sản – làm sạch nước hồ nuôi

Tại sao phải xử lý nước thải thủy sản? Phương pháp nào xử lý tốt nhất hiện nay. Hãy cùng Eclim Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé

1. Tổng quan về ngành thủy sản

Việt Nam là một trong số những nền kinh tế mở nhất trên thế giới, khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự song phương và đa phương, tạo cơ hội để phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là xuất khẩu thủy hải sản. Năm 2020 sản lượng thủy sản xuất khẩu của nước ta đạt 8,4 triệu tấn trong đó thủy sản nuôi trồng chiếm 62%, thủy sản khai thác chiếm 38%.

Tổng quan về ngành nuôi trồng thủy sản

Nhu cầu khai thác ngày càng tăng trong khi đó nguồn tài nguyên lại có hạn, mở đường cho ngành nuôi trồng thủy hải sản ra đời. Song song với cơ hội phát triển kinh tế, thì lượng lớn nước thải thủy sản từ nhiều đơn vị nuôi trồng chưa được xử lý triệt để xả ra môi trường gây ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài sinh vật khác.

2. Sự cần thiết trong việc xử lý nước nuôi thủy sản

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản một lượng lớn chất phân hữu cơ, phân vô cơ, thức ăn chất dinh dưỡng được đưa vào ao nuôi nhằm tăng năng suất sản phẩm phẩm. Việc tiêu thụ các thành phần này xảy ra không hoàn toàn chỉ khoảng 20 % dẫn đến việc tồn đọng và phát sinh các chất hữu, vô cơ như (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (Photpho, Nito), chất rắn lơ lửng, Amoniac, coliform,…từ thức ăn dư thùa, các chế phẩm sinh học được dùng trong chăn nuôi hay từ chính vật nuôi là vô cùng lớn. Quá trình tự xử lý của các ao nuôi là không khả quan với cá lý do sau:

  • Mật độ vi sinh vật hữu ích thấp, quá trình diễn ra tự nhiên cần một thời gian rất dài, khó đạt yêu cầu vầ chất lượng nước chăn nuôi, đòi hỏi diện tích rộng.
  • Lượng thức ăn dư thừa, thối rữa, tích tụ lâu ngày trong tình trạng yếm khiisdeex phân hủy và tạo thành những sản phẩm khí độc hại
  • Các vi sinh vật có hại trong quá trình nuôi trồng thủy sản là nguyên nhân dẫn đến các nguồn dịch bệnh

3. Các phương pháp xử lý nước thải thủy sản

Cơ chế xử lý nước thải bằng vi sinh vật

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (hay còn gọi là xử lý nước thải bằng vi sinh) chủ yếu là sinh vật hoại sinh có trong nước thải là phương pháp xử lý dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật,.

Trong môi trường sống của nước nuôi trồng thủy sản có rất nhiều hệ vi sinh vật sống cùng nhau, đó là các vi sinh vật có hại và sinh vật có lợi.

Các sinh vật có lợi là các lợi khuẩn giúp phân giải hợp chất hữu cơ, tinh bột, thức ăn thừa, phân của tôm, cá nuôi trong ao, đầm và xử lý nồng độ bằng cách tiết ra một số enzyme ngoại bào như enzyme protease, amylase,...Các enzyme sẽ phá vỡ sự liên kết cacbon trong các hợp chất hữu cơ thừa có trong ao, đầm nuôi, giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy, đồng thời chúng sẽ lấy một phần từ quá trình phân hủy này tổng hợp qua thành tế bào để chuyển đổi thành dinh dưỡng mà tế bào của vi khuẩn cần để làm năng lượng, giúp duy trì tế bào sống của sinh vật. Điều này sẽ hạn chế tạo bùn thải dưới đáy ao, đầm bởi nếu lượng bùn này được tạo ra nhiều, các loại vi tảo, vi khuẩn probiotic có lợi trong môi trường ao nuôi sẽ không thể phát triển được do bị các vi khuẩn có hại thải ra nhiều khí amoniac, trong nước thiếu oxy nên hàm lượng BOD, COD tăng cao.

Cơ chế xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (xử lý nước bằng vi sinh) là vi sinh vật có lợi trong nước thải sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Sản phẩm của các quá trình phân hủy này là khí CO2, H2O, N2, ion sulfite.

Mục đích của xử lý nước thải bằng vi sinh là khử các chất hữu cơ COD, BOD,…với nồng độ cao ở trong nước về nồng độ cho phép, ở mức không gây hại tới môi trường. Đồng thời, khi sử dụng chế phẩm vi sinh còn giúp giảm thiểu được các vi sinh vật gây bệnh như Vibrio, aeromonas, E.coli…, làm tăng thêm lượng oxy hòa tan trong môi trường  nước ao nuôi và giảm thiểu lượng amoniac.

 Quá trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật

Vi sinh vật thường được chia làm 2 nhóm chủ đạo chính là: Vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật này được bào chế thành các dạng chế phẩm sinh học được nghiên cứu cụ thể từng chủng loại hoặc được chọn giống nuôi và sau đó tiến hành phân tích thử nghiệm và nuôi nhân tạo trong phòng thí nghiệm và cuối cùng mới đem vào áp dụng thực tiễn ra ngoài môi trường thật.

Vi sinh vật hiếu khí

Vi sinh vật hiếu khí là những vi sinh vật có nhu cầu sử dụng oxy cao. Oxy là thành phần quan trọng, giúp chúng oxy hóa các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước thải để tạo ra năng lượng duy trì sự sống cho tế bào phát triển.

Cũng giống như chúng ta nuôi bể cá tại nhà thì cần có bộ sục khí để tạo ra khí CO2 làm năng lượng cho các loại tảo bẹ trong bể hấp thụ để chuyển hóa dinh dưỡng vào tạo diệp lục và tảo bẹ sẽ trả ngược lại oxy cung cấp cho các vi sinh vật trong bể để sống tốt. Vậy tương tự như các vi sinh vật hiếu khí thì để có một hệ vi sinh vật hiếu khí giúp xử lý nước thải tốt, trong bể xử lý  cần phải tạo một hệ sục khí bằng hệ thống thổi khí tán, đảo trộn bằng cánh khuấy nhằm giúp tăng hàm lượng cung cấp oxy.

Quá trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí có 3 giai đoạn chính:

Trong các bể xử lý nước thải có sử dụng vi sinh vật hiếu khí làm phương pháp xử lý thì được chia làm 2 dạng chính là vi sinh vật hiếu khí trưởng thành dạng lơ lửng và vi sinh vật trưởng thành dạng dính bám.

Vi sinh vật hiếu khí trưởng thành chủ yếu khử các hợp chất hữu cơ chứa cacbon như trong vi sinh vật trong bùn hoạt tính, trong quá trình lên men phân hủy hiếu khí.

Đối với vi sinh vật hiếu khí dính bám thường có trong các bể bể phản ứng Nitrat hóa với màng cố định, đĩa sinh học,...Chất hữu cơ sẽ bám lên bề mặt thành bể và các vi sinh vật này sẽ tiến hành oxy hóa để phân hủy.

Vi sinh vật kỵ khí

Vi sinh vật kỵ khí là những vi sinh vật sống không cần cung cấp oxy cho chúng. Đối với loài này, nếu chỉ cần trong môi trường sống có một chút oxy hiện diện thì ngay lập tức chúng sẽ có phản ứng tiêu cực để chống lại hoặc thậm chí là tử vong. Đây đều là những vi sinh vật đơn bào, vi khuẩn hoặc đa bào.

Qúa trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí có 4 giai đoạn chính:

Tương tự như vật sinh vật hiếu khí, vi sinh vật kỵ khí cũng được chia làm 2 dạng là vi sinh vật kỵ khí trưởng thành dính bám và vi sinh vật kỵ khí trưởng thành dạng lơ lửng.

Vi sinh vật kỵ khí trưởng thành thành có trong có trình xử lý bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (bề UASV).

Vi sinh vật kỵ khí trưởng thành dạng lơ lửng là quá trình lọc kỵ khí.

Các dạng áp dụng của phương pháp xử lý nước thải thủy sản bằng vi sinh vật

Thông thường, phương pháp xử lý nước thải thủy sản bằng vi sinh vật được chia làm hai dạng chính là xây dựng hệ thống các bể xử lý hoặc dạng vi sinh vật được tạo thành chế phẩm đóng gói.

Với hệ thống các bể xử lý thì có các loại bề như Aerotank, UASB và quá trình xử lý của các vi sinh vật trong bể sẽ diễn ra như phần mô tả ở trên.

Đối với các chế phẩm sinh học thì đây là các vi sinh vật đã được tuyển chọn và bào chế để thành men vi sinh. Có thể dùng trực tiếp thả xuống ao, đầm nuôi hoặc có thể đem trộn với thức ăn chăn nuôi thủy sản theo một tỷ lệ công thức nhất định phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của đàn tôm, cá.

4. Lưu ý khi xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

  • Cần phải chọn lọc kỹ các chủng giống vi sinh vật trước khi đưa và hệ thống xử lý
  • Điều chỉnh độ pH trong bể
  • Các yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng
  • Các hợp chất ức chế phát triển như xyanua, phenol, các kim loại nặng có trong nguồn nước.

 

Đối với từng loại thủy sản khác nhau việc lựa chọn phương pháp cụ thể trong quá trình xử lý nước hồnuôi thủy sản là khác nhau.  Việc kiểm tra đánh giá chất lượng nguồn nước, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lí nước thải cơ sở nuôi trồng thủy sản sẽ được CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG E&C VIỆT NAM tư vấn cụ thể, chi tiết hoàn toàn miễn phí qua đường dây nóng 0941.113.286

Các bài viết khác

0941 113 286