CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ECLIM VIỆT NAM 
  • Uy tín - Chất lượng
    Sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
  • Tận tâm - Trách nhiệm
    Với chúng tôi khách hàng là số 1
  • 0941 113 286
    0968 279 976
Menu

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Đạt Chuẩn

Đối với các khu công nghiệp hiện nay vấn đề xử lý nguồn nước thải đang là một như cầu tất yếu để đảm bảo với quy định của nhà nước cũng như bảo vệ môi trường sống xung quanh. Công ty Cổ phần dịch vụ công nghệ môi trường E&C Việt Nam cung cấp hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn đến cho các chủ đầu tư khu công nghiệp. với chi phí tiết kiệm, công nghệ hiện đại nhất thị trường Việt Nam.

 

he-thong-xu-ly-nuoc-thai-khu-cong-nghiep

Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp đạt chuẩn

 

1. Nguồn phát sinh nước thải và thành phần nước thải khu công nghiệp

Nước thải công nghiệp: bao gồm phần nước thải sinh hoạt và phần nước thải sản xuất thải ra từ các nhà máy. Nếu xét về thành phần cũng như tính chất, nước thải sản xuất có chứa: chất lơ lửng, các chất cặn bã, các chất hữu cơ (thông qua các chỉ tiêu BOD và COD), vi trùng và các chất dinh dưỡng (thông qua chỉ tiêu N và P).
– Đa phần các nhà máy trong khu công nghiệp hiện nay thuộc các ngành công nghiệp sản xuất các loại sản phẩm khác nhau nên nhu cầu sử dụng nước là khác nhau. Như các ngành chế biến thực phẩm lại sử dụng một lượng nước tương đối lớn nước sản xuất, các ngành may mặc, lắp ráp cơ khí, vật liệu xây dựng, chế tạo dây điện, thiết bị điện,…lại sử dụng ít nước hơn. Tùy theo từng công nghệ và quy mô sản xuất mà lưu lượng nước thải sẽ khác nhau và có thành phân các chất ô nhiễm khác nhau, Chia làm 3 nhóm chính:
✔️ Nhóm 1: Sản xuất giấy, bột giấy; ngành thuộc da; các ngành có công đoạn tẩy nhuộm; công nghệ xi mạ; sản xuất hóa chất; sản xuất pin – ác quy; chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, mực in.
✔️ Nhóm 2: Ngành chế biến gỗ: cưa sẻ sấy gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ; sơn gia công các sản phẩm gỗ; kim loại và các sản phẩm khác; luyện cán thép và các sản phẩm từ phôi thép; luyện cán và sản xuất các sản phẩm từ cao su; kinh doanh phân loại phế liệu,phế thải,thức ăn chăn nuôi; ngành thực phẩm: chế biến thủy sản, nước chấm bột ngọt, muối, dầu ăn, cồn rượu bia, nước giải khát, chế biến hạt điều.
✔️ Nhóm 3: Sản xuất gạch, nguyên liệu pha chế và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất phân bón; ngành tái chế phế liệu, phế thải; sơ chế mủ cao su thiên nhiên; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm; sản xuất tinh bột từ khoai mì; xử lý chất thải công nghiệp nguy hại.

 

xu-ly-nuoc-thai-cong-nghiep

Hình ảnh một nhà sản xuất phân bón thuộc nhóm 3

 

2. Tác động của chất ô nhiễm trong nước thải khu công nghiệp đến môi trường nước
– Nước thải khu công nghiệp có hàm lượng chất ô nhiễm cao, nếu không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, nước thải khu công nghiệp sẽ gây tác động xấu tới chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm ở khu vực xung quanh.

– Trị số BOD trong nước thải sinh hoạt càng cao thì mức ô nhiễm hữu cơ càng lớn. Khi thải ra nguồn tiếp nhận, nước thải sản xuất sẽ làm giảm lượng oxi hòa tan trong nguồn nước gây ảnh hưởng đến đời sống của các thủy sinh vật, đồng thời cũng gây nguy hại cho con người nếu sử dụng nguồn nước này cho mục đích sinh hoạt tắm giặt.
Sự có mặt của các chất dinh dưỡng như N,P trong nước thải ở nồng độ cao dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa đất đai và nguồn nước nơi tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của các loài tảo. Trong những điều kiện thiếu hụt chất dinh dưỡng, chúng dễ bị chết và sự phân rã xác thực vật làm cho nguồn nước bị ô nhiễm lần thứ 2.

3. Phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp
Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn dựa vào các yếu tố sau:

✔️ Công suất trạm xử lý
✔️ Chất lượng nước sau xử lý
✔️ Thành phần, tính chất nước thải khu công nghiệp
✔️ Những quy định xả vào cống chung và vào nguồn nước
✔️ Hiệu quả của quá trình xử lý
✔️ Diện tích đất sẵn có của khu công nghiệp
✔️ Quy mô và xu hướng phát triển trong tương lai của khu công nghiệp
✔️ Yêu cầu về năng lượng, hóa chất, các thiết bị sẵn có trên thị trường
✔️ Công nghệ phải đảm bảo mức an toàn cao trong trường hợp có sự thay đổi lớn về lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm giữa mùa mưa và mùa khô.
✔️ Xử lý đơn giản, dễ vận hành, có tính ổn định cao, vốn đầu tư kinh phí tối ưu.

– Nước thải từ các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp sau khi được xử lý sơ bộ được đưa về hố thu gom tập trung để đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
Nước thải từ hố thu gom được đưa qua thiết bị lọc rác tinh để loại bỏ các cặn bẩn, đá, sỏi có kích thước lớn hơn 1,5mm ra khỏi nước thải.
– Sau đó nước thải được đưa về bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải trong nước thải. Trong bể điều hòa có đặt hệ thống sục khí để xáo trộn đều nguồn nước, tránh xảy ra hiện tượng lắng cặn dưới đáy bể hình thành phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi.
– Nước thải từ bể điều hòa được bơm vể bể keo tụ tạo bông, hóa chất được cho vào bể giúp các hạt keo trong nước thải kết dính lại với nhau hình thành bông cặn có kích thước lớn và nặng hơn. Các bông cặn sau khi được hình thành được dẫn qua bể lắng I để lắng cặn nhờ quá trình trọng lực, cặn sau khi lắng xuống đáy bể sau đó được thu gom ra bể chứa bùn để đem đi xử lý.
– Phần nước trong sau đó được đưa qua ngăn trung hòa để điều chỉnh lại pH và ổn định lại nồng độ hóa chất tránh làm ức chế khả năng hoạt động của vi sinh vật trong nước thải.

 

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp

 

3. Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn
☑️ Tiền xử lý
– Loại bỏ rác, cặn thô có kích thước lớn hơn 10 mm.
– Loại bỏ các chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ,..
– Điều hoà nồng độ và lưu lượng chất thải.

☑️ Xử lý sinh học
Sử dụng công nghệ xử lý sinh học kỵ khí UASB ( Upflow Anaerobic Sludge Blanket) để khử, chuyển hóa các chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp thành các chất có cấu trúc đơn giản hơn, làm giảm nồng độ BOD, COD… của nước thải. Quá trình xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp kỵ khí thường sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ ( BOD, COD) rất cao (lên tới hàng ngàn mg/l). phương pháp này sử dụng rất nhiều các chủng vi sinh vật để xử lý, các chất khí được tạo thành sau quá trình xử lý là CH4 , H2S, H2, CO­2, NH3.
Sử dụng công nghệ xử lý sinh học hiếu khí Aerotank (Activated – Sludge Process) để khử, chuyển hoá các chất hữu cơ về dạng CO­2 và H2O một cách triệt để, làm giảm nồng độ BOD, COD, SS … của nước thải. Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí đặc biệt là vi khuẩn hiếu khí, chúng sẽ sử dụng oxy hòa tan có trong nước để phân giải chất hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật Pseudomonas Denitrificans, Baccillus Licheniforms, … sẽ khử nitrat thành N2 và thải vào không khí
Khử các chất dinh dưỡng Nitơ, Photphose có trong nước thải nếu dư.

☑️ Xử lý bậc 3
Xử lý hoàn thiện nước thải sau xử lý sinh học bằng cách khử trùng nước thải và lọc áp lực nhằm tiêu diệt các vi trùng gây bệnh, loại bỏ triệt để các cặn còn sót lại trong nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.

☑️ Xử lý bùn dư
Bùn dư được nén để tách nước trong bể nén và cho hút bùn bằng xe chuyên dụng chở đi chôn lấp, hoặc làm khô bằng máy ép bùn băng tải

☑️ Sơ đồ công nghệ

sơ-do-xu-ly-nuoc-thai-cong-nghiep

 

 

Các bài viết khác

0941 113 286