CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ECLIM VIỆT NAM 
  • Uy tín - Chất lượng
    Sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
  • Tận tâm - Trách nhiệm
    Với chúng tôi khách hàng là số 1
  • 0941 113 286
    0968 279 976
Menu

Hệ thống xử lý khí thải ngành công nghiệp

  • 0 đánh giá
Giá Liên Hệ:
Mô tả sơ bộ:

Hệ thống xử lý khí thải ngành công nghiệp là một cụm thiết bị không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất, luyên kim, công nghiệp nặng v.v. Hệ thống đảm bảo khí thải khi phát tán ra môi trường đủ tiêu chuẩn đáp ứng quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT khí thải công nghiệp với bụi và chất vô cơ.

  • Khí thải công nghiệp

    Khí thải công nghiệp là các khí hoặc hơi được phát ra từ quá trình sản xuất hoặc hoạt động công nghiệp. Đây là các chất khí hoặc hơi gồm nhiều thành phần khác nhau, bao gồm các khí độc hại như:

    • Khí CO2 (carbon dioxide): là loại khí chiếm tỷ trọng lớn gây ra hiệu ứng nhà kính, dẫn đến sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.
    • Khí CO (carbon monoxide): là một khí không màu, không mùi, có thể gây ngộ độc đối với con người, khi hấp thụ vào máu, CO sẽ gắn vào hemoglobin, làm giảm khả năng máu mang oxy, gây ra các vấn đề về hô hấp, tim mạch và thậm chí tử vong.
    • Khí NOx (nitrogen oxides): là một nhóm các hợp chất gồm oxit nitơ, bao gồm nitơ monoxit (NO) và các oxit nitơ (NO2). Khí NOx gây ô nhiễm không khí, tạo ra ôzôn và các hạt độc hại, gây ra vấn đề về sức khỏe con người như bệnh phổi, kích thích triệu chứng hen suyễn, và ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước và đất.
    • Khí SOx (sulfur oxides): là một nhóm các hợp chất gồm oxit lưu huỳnh, bao gồm sulfur dioxide (SO2) và sulfur trioxide (SO3). Khí SOx gây ô nhiễm không khí, tạo ra mưa axit khi tương tác với nước trong không khí, gây ra ô nhiễm đất và nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
    • Các hợp chất hữu cơ không mong muốn, hơi nước, và các chất gây ô nhiễm khác


    Việt Nam đã phát thải khoảng 208 triệu tấn CO2 vào năm 2018, trong đó lĩnh vực công nghiệp và năng lượng chiếm tỷ lệ cao.

    Những ảnh hưởng của khí thải công nghiệp đến môi trường

    1. Ô nhiễm không khí

    Khí thải từ các nhà máy, nhà máy điện và các cơ sở công nghiệp khác chứa các chất độc hại như SOx, NOx, CO, hợp chất hữu cơ không mong muốn và hạt bụi. Các chất này không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho con người và động vật.

    2. Hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu

    Khí CO2, methan (CH4) và các khí thải khác từ công nghiệp đóng góp vào hiệu ứng nhà kính, gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Sự thay đổi trong biến đổi khí hậu có thể gây ra biến đổi đáng kể trong môi trường sống và đời sống của con người.

    3. Ô nhiễm nguồn nước

    Khí thải từ công nghiệp có thể chứa các hợp chất độc hại như kim loại nặng, hợp chất hữu cơ và các chất phụ gia. Khi nước mưa rơi, nó có thể lưu giữ các chất này và cuối cùng dẫn đến ô nhiễm nước.

    4. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

    Khí thải công nghiệp có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất và nước, gây ra sự suy giảm của đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và phát triển của các loài.

    5. Ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của con người

    Những chất độc hại trong khí thải công nghiệp có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như vấn đề hô hấp, các bệnh về tim mạch, ung thư và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe con người.

    Giải pháp xử lý khí thải công nghiệp đối với doanh nghiệp

    Các ngành công nghiệp và khu công nghiệp tại Việt Nam những năm vừa qua đang chứng kiến sự đột phá về cả quy mô, số lưỡng lẫn chất lượng. Đi kèm theo đó là một lượng lớn các loại khí thải độc hại sản sinh trong quá trình sản xuất, hoạt động của máy móc và con người. Nếu lượng khí thải này không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người. Đối với doanh nghiệp, việc đáp ứng tiêu chuẩn khí thải công nghiệp xả thải ra môi trường không những là trách nhiệm về mặt pháp luật, mà còn là bộ mặt tích cực của doanh nghiệp đối với công chúng cũng như truyền thông.

    Đáp ứng lại những nhu cầu đó, Công Ty Cổ Phần Môi Trường Eclim Việt Nam đã nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay để đưa ra hệ thống xử lý khí thải công nghiệp đáp ứng vấn đề cho các doanh nghiệp.


    Hệ thống xử lý khí thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn.

    Hệ thống xử lý khí thải công nghiệp là thiết bị được sử dụng để xử lý các chất gây ô nhiễm được tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, v.v. Điều này đảm bảo rằng khí được thải ra ngoài môi trường là sạch, không gây ô nhiễm và an toàn. Nhiều thành phần và thiết bị sẽ được sử dụng trong hệ thống. Bụi thô thường được lọc bằng hệ thống Cyclone hoặc hút bụi túi vải, sau đó là tháp xử lý khí ô nhiễm.


    Bảo trì hệ thống xử lý khí thải công nghiệp.

    Hệ thống xử lý khí thải của Eclim Việt Nam có khả năng xử lý nhiều loại khí thải và hóa chất gây ô nhiễm, đồng thời đưa khí thải đạt được quy chuẩn an toàn QCVN 19:2009/BTNMT.

    Ưu điểm của hệ thống xử lý khí thải công nghiệp

    • Hệ thống thiết kế dạng module rất linh hoạt.
    • Nguyên liệu sử dụng đơn giản và có thể tìm thấy dễ dàng trên thị trường.
    • Dễ dàng vận hành và bảo dưỡng.
    • Chi phí vận hành và đầu tư thấp.
    • Độ bền cao của hệ thống khi hoạt động trong môi trường khắc nghiệt.


    Bảo trì hệ thống xử lý khí thải công nghiệp.

    Eclim Việt Nam tự hào là đơn vị cung cấp giải pháp, công nghệ xử lý khí thải, xử lý nước cấp, máy lọc nước tổng hàng đầu tại Việt Nam. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải đáp thắc mắc miễn phí!

    CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ECLIM VIỆT NAM
    Địa chỉ: Trụ sở số 383 Phạm Văn Đồng, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
    Zalo: 0968.279.976 / Hotline: 0941.113.286
    Website: eclim.vn
    Fanpage: facebook.com/dichvucongnghemoitruong
    Email: antam@eclim.vn

    LIÊN HỆ

  • 0.0/ 5

    0 đánh giá

    0
    0
    0
    0
    0
    • Chưa có bình luận nào
  • QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

    QCVN 19:2009/BTNMT

    VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BỤI VÀ CÁC CHẤT VÔ CƠ

    National Technical Regulation on Industrial Emission of Inorganic Substances and Dusts

     

    Lời nói đầu

    QCVN 19: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường..

    QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

    VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BỤI VÀ CÁC CHẤT VÔ CƠ

    National Technical Regulation on Industrial Emission of Inorganic Substances and Dusts

    1. QUY ĐỊNH CHUNG

    1.1. Phạm vi điều chỉnh

    Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí.

    1.2. Đối tượng áp dụng

    Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp có chứa bụi và các chất vô cơ vào môi trường không khí.

    Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng.

    1.3. Giải thích thuật ngữ          

    Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1.3.1. Khí thải công nghiệphỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

    1.3.2. Bụi là những hạt chất rắn nhỏ, thông thường là những hạt có đường kính nhỏ hơn 75 mm, tự lắng xuống do trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng một thời gian [theo TCVN 5966:2009 (ISO 4225-1994)].

    1.3.3. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

    1.3.4. Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

    1.3.5. Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp phát sinh khí thải vào môi trường không khí.

    1.3.6. P (m3/h) là tổng lưu lượng khí thải của các ống khói, ống thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

    2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

    2.1. Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp được tính theo công thức sau:

    Cmax = C x Kp x Kv

    Trong đó:

    - Cmax là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);

    - C là nồng độ của bụi và các chất vô cơ quy định tại mục 2.2;

    - Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.3;

    - Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.

    2.2. Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 dưới đây:

    Bảng 1 - Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp

    TT

    Thông số

    Nồng độ C (mg/Nm3)

    A

    B

    1

    Bụi tổng

    400

    200

    2

    Bụi chứa silic

    50

    50

    3

    Amoniac và các hợp chất amoni

    76

    50

    4

    Antimon và hợp chất, tính theo Sb

    20

    10

    5

    Asen và các hợp chất, tính theo As

    20

    10

    6

    Cadmi và hợp chất, tính theo Cd

    20

    5

    7

    Chì và hợp chất, tính theo Pb

    10

    5

    8

    Cacbon oxit, CO

    1000

    1000

    9

    Clo

    32

    10

    10

    Đồng và hợp chất, tính theo Cu

    20

    10

    11

    Kẽm và hợp chất, tính theo Zn

    30

    30

    12

    Axit clohydric, HCl

    200

    50

    13

    Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF

    50

    20

    14

    Hydro sunphua, H2S

    7,5

    7,5

    15

    Lưu huỳnh đioxit, SO2

    1500

    500

    16

    Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2)

    1000

    850

    17

    Nitơ oxit, NOx (cơ sở sản xuất hóa chất), tính theo NO2

    2000

    1000

    18

    Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3

    100

    50

    19

    Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2

    1000

    500

     

    Trong đó:

    - Cột A quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;

    - Cột B quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với:

    + Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;

    + Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

    2.3. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp được quy định tại Bảng 2 dưới đây:

    Bảng 2: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp

    Lưu lượng nguồn thải (m3/h)

    Hệ số Kp

    P ≤ 20.000

    1

    20.000 < P ≤ 100.000

    0,9

    P>100.000

    0,8

     

    2.4. Hệ số vùng, khu vực Kv được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

    Bảng 3: Hệ số vùng, khu vực Kv

    Phân vùng, khu vực

    Hệ số Kv

    Loại 1

    Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.

    0,6

    Loại 2

    Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 02 km; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.

    0,8

    Loại 3

    Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 02 km; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km (4) .

    1,0

    Loại 4

    Nông thôn

    1,2

    Loại 5

    Nông thôn miền núi

    1,4

    Chú thích:

    (1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

    (2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

    (3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng;

    (4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất;

    (5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải.

     

    3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

    3.1. Phương pháp xác định nồng độ bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:

    - TCVN 5977:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định giá trị và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công;

    - TCVN 6750:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion;

    - TCVN 7172:2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin;

    - TCVN 7242:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ cacbon monoxit (CO) trong khí thải;

    - TCVN 7243:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ axit flohydric (HF) trong khí thải;

    - TCVN 7244:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ axit clohydric (HCl) trong khí thải;

    3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

    4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    4.1. Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939:2005 về Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

    4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.

    4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong Mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.

    Tải Về

Sản phẩm liên quan

0941 113 286