KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Căn cứ pháp lý
- Điều 4, Chương II Luật Bảo vệ môi trường 2014
- Chương V Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Chương VI Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 15/07/2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
II. Khái niệm
Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường và là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động. Từ đó doanh nghiệp có thể đề xuất được các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.
Vậy tại sao tổ chức, doanh nghiệp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường?
– Lập kế hoạch bảo vệ môi trường để đáp ứng được những vấn đề sau:
+ Thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.
+ Thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường
+ Đánh giá, dự báo trước các tác động của dự án đến môi trường, từ đó có các biện pháp nhằm hạn chế – xử lý các tác động xấu đến môi trường, thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
+ Hợp thức hóa quá trình hoạt động của doanh nghiệp
III. Đối tượng
Theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gồm:
– Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
– Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Đối tượng quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 18/2015/NĐ-CP dưới đây không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường:
- Đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động tư vấn; chuyển giao công nghệ; dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý; cung cấp thông tin; tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.
- Sản xuất, trình chiếu và phát hành chương trình truyền hình, sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình; hoạt động truyền hình; hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.
- Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định.
- Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng.
- Dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ dưới 200 m2.
- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.
- Dịch vụ photocopy, truy cập internet, trò chơi điện tử.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã với quy mô chuồng trại nhỏ hơn 50 m2; nuôi trồng thủy hải sản trên quy mô diện tích nhỏ hơn 5.000 m2 mặt nước.
- Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô cá nhân, hộ gia đình.
- Trồng khảo nghiệm các loài thực vật quy mô dưới 1 ha.
- Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình.
- Xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn, lưu trú du lịch quy mô nhỏ hơn 500 m2 sàn.
IV. Hồ sơ cần thiết
Theo điều 33, chương VI Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường:
- Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Sở Tài nguyên và Môi trường gồm:
- Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với trang bìa và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 5.4 và 5.5 Thông tư này;
- Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:
- Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với yêu cầu về cấu trúc và nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư này;
- b) Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án.
V. Quy trình thực hiện
Bước 1: Lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Bước 2: Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Bước 3: Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
Bước 4: Gửi hồ sơ xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
Theo điều 32 luật Bảo vệ môi trường 2014, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định phải xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; trường hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do..
VI. Hình thức xử phạt
Nếu không thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm Điều 11 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
– Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
– Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
– Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm