CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ECLIM VIỆT NAM 
  • Uy tín - Chất lượng
    Sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
  • Tận tâm - Trách nhiệm
    Với chúng tôi khách hàng là số 1
  • 0941 113 286
    0968 279 976
Menu

Công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm

  • 0 đánh giá
Giá Liên Hệ:
Mô tả sơ bộ:

Công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm hiện đang được áp dụng phổ biến như Aerotank (bể sinh học hiếu khí), thổi khí, bùn hoạt tính, SBR và MBBR. 

  • Việc lựa chọn phương pháp, công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh phí, đất đai, lưu lượng và đặc tính nước thải của từng cơ sở sản xuất. Công ty Cổ phần dịch vụ công nghệ môi trường E&C Việt Nam là đơn vị xử lý nước thải công nghiệp uy tín, sẽ tư vấn giúp quý khách hàng lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp.

    công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm

    Đặc tính và nhưng ảnh hưởng tới môi trường từ nước thải ngành dệt nhuộm

    Ngành công nghiệp dệt nhuộm là một trong những thế mạnh của Việt Nam, là ngành công nghiệp mũi nhọn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất có sử dụng khá nhiều nguồn nhiên liệu, thuốc nhuộm và các loại hóa chất có mức độ ô nhiễm cao đối với môi trường.

    Nguồn nước thải của ngành dệt nhuộm phát sinh từ nhiều công đoạn sản xuất: Hồ sợi, giũ hồ, nấu, tẩy, nhuộm và hoàn tất. Tìm hiểu về các chất gây ô nhiễm trong nước thải và đặc tính của nước thải dệt nhuộm qua bảng dưới đây:

    Công đoạn Chất gây ô nhiễm Đặc tính
    Hồ sợi, giữ hồ Tinh bột, nhựa, chất béo và sáp BOD cao, chiếm trên 35%
    Nâu tẩy Chất sáp, dầu mỡ, tro, soda, xơ sợi vụn BOD cao chiếm khoảng 30 %, độ kiềm cao, màu tối
    Tẩy trắng Hợp chất chứa Clo, NaOH, Hypoclorit, AOX Độ kiềm cao, BOD chiếm 5%
    Làm bóng Tạp chất, kiềm NaoH Độ màu rất cao
    Nhuộm Thuốc nhuộm, muối kim loại, axit axetic Độ màu cao, BOD chimế 6%
    In Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét, muối, kim loại, axit Độ màu cao, BOD cao, dầu mỡ
    Thành phẩm Mỡ động vật, muối, tinh bột Kiềm nhẹ, ít BOD

    Tác hại của nước thải ngành dệt nhuộm đến môi trường:

    • Độ kềm cao làm tăng pH nước, gây độc hại cho các loài thủy sinh, ăn mòn các công trình nước.
    • BOD và COD của nguồn nước cũng làm hại đến đời sống thủy sinh, làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước.
    • Lượng thuốc nhuộm lớn làm tăng độ màu cho nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng xấu đến môi trường, gia tăng sự tích tụ của các chất độc đối với cơ thể, phát sinh nguy cơ ung thư cho người và động vật.

    Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

    Đối với ngành dệt nhuộm, lưu lượng nước thải và nồng độ các chất ô nhiễm thay đổi rất lớn theo mùa; theo mặt hàng sản xuất và chất lượng sản phẩm; theo từng cơ sở sản xuất cũng như thay đổi theo từng ngày. Do đó, cần khảo sát, nghiên cứu, lấy mẫu phân tích nước thải của từng cơ sở ở các thời điểm khác nha; để có thể áp dụng hệ thống và công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm phù hợp. 

    Các phương pháp xử lý có thể ứng dụng bao gồm:

    • Phương pháp trung hòa, điều chỉnh pH: Trộn nước thải có tính kiềm với dòng thải có tính axit để điều chỉnh pH tới giá trị thích hợp. 
    • Phương pháp đông keo tụ: Dùng phèn nhôm, phèn sắt cùng với sữa vôi (sunfat sắt, sunfat nhôm) và hydroxyt canxi để khử màu và một phần COD. 
    • Phương pháp hấp phụ: Chất hấp phụ là than hoạt tính, than nấu hoặc đất sét ... dùng để xử lý các chất không hoặc khó có khả năng phân hủy sinh học.
    • Phương pháp oxy hóa: Dùng các chất oxy hóa mạnh để khử màu thuốc nhuộm có trong nước thải. 
    • Công nghệ màng lọc: Các công nghệ màng như màng vi lọc và siêu lọc ... có tác dụng thu hồi hóa chất gồm tinh bột PVA, thuốc nhuộm indigo, muối và các loại thuốc nhuộm khác. 
    • Phương pháp sinh học: Do nước thải dệt nhuộm thường thiếu hàm lượng nitơ và photpho nên có thể trộn với nước thải sinh hoạt để xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính, lọc sinh học hoặc hồ oxy hóa. Ngoài ra, cũng cần áp dụng phương pháp xử lý cục bộ, loại bỏ chất gây độc và giảm tỷ lệ chất khó phân hủy trong nước thải trước khi xử lý sinh học.

    Sơ đồ mô phỏng công nghệ xử lý nước thải ngành dệt

    sơ đồ xử lý nước thải ngành dệt

    Công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm hiện đại bằng MBBR

    Các công nghệ xử lý nước thải hiện đang được áp dụng phổ biến phải kể đến như Aerotank (bể sinh học hiếu khí), thổi khí, bùn hoạt tính, SBR và MBBR. 

    MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là công nghệ hiện đại kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí, có ưu điểm vượt trội so với công nghệ xử lý nước thải khác, đặc biệt là công nghệ truyền thống:

    • Hiệu quả xử lý cao: Công nghệ có giá thể lưu động MBBR cho phép tăng mật độ vi sinh lên gấp nhiều lần, thúc đẩy quá trình oxy hóa sinh hóa, quá trình khử COD, BOD và NH4 diễn ra nhanh gấp 10 lần so với phương pháp truyền thống. 
    • Tiết kiệm năng lượng: Công nghệ MBBR không cần phải tuần hoàn bùn hiếu khí, hoạt động của vi sinh hiếu khí vẫn được duy trì bảo đảm hiệu quả xử lý. 
    • Tiết kiệm diện tích: Không cần phải xây dựng bể thiếu khí Anoxic để khử N, P như phương pháp truyền thống, giảm từ 30-40% so với công nghệ bùn hoạt tính lơ lửng.
    • Các ưu điểm khác: Vận hành và nâng cấp đơn giản.

    Hãy liên hệ với Công ty Cổ phần dịch vụ công nghệ môi trường E&C Việt Nam nếu bạn muốn tư vấn thêm về công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm. Hotline 0914 113 286

  • 0.0/ 5

    0 đánh giá

    0
    0
    0
    0
    0
    • Chưa có bình luận nào

Sản phẩm liên quan

0941 113 286
Chat hỗ trợ