CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ECLIM VIỆT NAM 
  • Uy tín - Chất lượng
    Sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
  • Tận tâm - Trách nhiệm
    Với chúng tôi khách hàng là số 1
  • 0941 113 286
    0968 279 976
Menu

Công nghệ xử lý nước thải nước Ao nuôi tôm, nuôi cá, thủy sản

  • 4 đánh giá
Giá Liên Hệ:
Mô tả sơ bộ:

Thi công, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải ngành nuôi trồng thủy sản công nghệ tiên tiến nhất giúp xử lý nguồn nước ô nhiễm, bùn thải trong ao nuôi tôm, nuôi cá

  • [Công nghệ xử lý nước Ao nuôi tôm, cá] - Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản được xem là một trong những thế mạnh của nước ta. Mỗi năm, ước tính lượng thủy sản như tôm, cá xuất đi thế giới đạt con số khá cao. Chính vì vậy, thời gian gần đây, ngư dân tập trung phát triển mạnh hơn ngành nuôi trồng thủy sản, kéo theo vấn nạn ô nhiễm môi trường do ngành này cũng đáng báo động.

    Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do ngành nuôi tôm, cá gây nên, Công ty CPDV công nghệ môi trường E&C cung cấp một số giải pháp xử lý nước thải ngành nuôi trồng thủy sản. Cùng tìm hiểu quy trình xử lý của các giải pháp trong bài viết dưới đây

    Công nghệ  xử lý nước thải ngành nuôi trồng thủy sản giúp tăng sản lượng cho người dân

    Tác hại của nước thải ngành nuôi tôm, nuôi cá với môi trường

    Những năm gần đây, ngành nuôi tôm, cá quy mô công nghiệp ngày càng phát triển, kỹ thuật nuôi trông cũng được người dân nâng cao. Tuy nhiên, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường xung quanh lại chưa được đề cao, do vậy mà tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng phổ biến hơn, gây ảnh hưởng không hề nhẹ với môi trường cũng như sức khỏe của người dân. Cụ thể như:

    • Bùn thải: Lượng thức ăn dư thừa, lượng phân do tôm, cá thải ra không được xử lý đúng cách, sau một thời gian dài tích tụ, gây tình trạng hiếu khí, mùi hôi thối bốc lên, sản sinh ra nhiều chất độc hại khác nhau. Tôm, cá bị thiếu khí oxy gây chết hàng loạt, xác lại không được xử lý kịp thời gây ảnh hưởng đến các sinh vật có lợi khác
    • Nước thải: Nước thải trong quá trình nuôi trồng và nước thải trong quá trình chế biến xả trực tiếp sang khu vực lân cận. Lượng dư thừa kháng sinh trong quá trình nuôi trồng thủy sản, chứa nhiều chất độc hại, những kim loại rắn, nước thải sinh hoạt của chính người dân khu vực nuôi trồng, nước thải trong quá trình vệ sinh dụng cụ chế biến… không được xử lý, theo đường ống thải ra các khu vực lân cân, gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người và vật nuôi

    Một số Công nghệ xử lý nước Ao nuôi tôm, cá

    Có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải ngành nuôi trồng thủy sản: nuôi tôm, nuôi cá, dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số mô hình xử lý an toàn

    Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

    1/ Mô hình xử lý nước thải bằng sử dụng hệ sinh vật

    Được xem là phương pháp an toàn nhất khi sử dụng các loài sinh vật, vi khuẩn có lợi sản sinh ra một số chất có thể làm phân hủy các tạp chất, thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi tôm, cá. Tùy vào từng loại vi khuẩn mà quy trình phân hủy khác nhau

    • Quá trình hiếu khí: Là quá trình phân hủy các chất trong điều kiện có oxy nhờ các sinh vật hiếu khí
    • Quá trình kỵ khí: Xảy ra nhờ các sinh vật kỵ khí ở tầng bùn khi không có oxy
    • Mô hình xử lý nước thải bằng cách sử dụng hệ động vật

    Một số mô hình, khách hàng thường nuôi thêm ngao, sò trong các đầm nuôi tôm, cá. Mục đích của phương pháp này là sử dụng các động vật đó để tiêu diệt các sinh vật phù du sống dưới đáy hồ

    2/ Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý

    Phương pháp vật lý là quá trình sử dụng các vật liệu nhằm loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn. Phương pháp này thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình xử lý nước thải. Các vật liệu được sử dụng như:

    • Sử dụng song chắn: Để loại bỏ rác, lá cây, tạp chất có kích thước lớn
    • Bể lắng: Để loại bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ hơn, rong rêu
    • Vật liệu lọc: Xử lý các vi trùng, vi khuẩn có hại, các tạp chất hữu cơ có kích thước siêu nhỏ.

    3/ Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

    Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học là đưa cách đưa một số hóa chất vào bể nuôi tôm, cá. Các chất hóa học này sẽ làm phân hủy các chất trong nước. Tuy nhiên, cách này không được khuyến cáo sử dụng. Vì người dùng cần phải đưa lượng hóa chất vừa đủ vào nguồn nước tránh ảnh hưởng đến tôm, cá trong bể. Nếu ít quá thì không có tác dụng, nếu nhiều quá thì gây dư thừa hóa chất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thủy sản. Thậm chí gây ô nhiễm môi trường nước

    Ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải ngành nuôi tôm, nuôi cá

    • Chi phí vận hành hệ thống công nghệ thấp
    • Dễ lắp đặt, dễ tháo rời và vận chuyển
    • Hệ thống có nhiều mức công suất, phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau, phù hợp với nhiều loại mô hình nuôi trồng thủy sản lớn nhỏ khác nhau
    • Tuy nhiên, hệ thống công nghệ xử lý nước thải ngành nuôi trồng thủy sản có nhược điểm là đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao, diện tích xây dựng phải đủ lớn để hệ thống được vận hành tốt nhất

    Tùy từng mô hình nuôi trồng thủy sản khác nhau và tùy từng điều kiện khác nhau mà việc lựa chọn hệ thống xử lý nước thải khác nhau. Công ty CPDV công nghệ môi trường E&C Việt Nam cam kết cung cấp và lắp đặt các mô hình xử lý nước thải phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo hệ thống hoạt động tốt nhất, đem lại nguồn nước an toàn vệ sinh, tăng năng suất nuôi tôm, cá, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline 0941 113 286 để được hỗ trợ và tư vấn 24/24

    Xem thêm: Một số vật liệu xử lý kim loại nặng cho nước

  • 4.5/ 5

    2 đánh giá

    1
    1
    0
    0
    0
    • Dang Van Mai

      chất lượng sản phẩm tuyệt vời

    • Quyền Luu

      rất tốt!

Sản phẩm liên quan

0941 113 286