CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ECLIM VIỆT NAM 
  • Uy tín - Chất lượng
    Sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
  • Tận tâm - Trách nhiệm
    Với chúng tôi khách hàng là số 1
  • 0941 113 286
    0968 279 976
Menu

Xử lý nước thải lò mổ gia súc, lò mổ lợn

  • 2 đánh giá
Giá Liên Hệ:
Mô tả sơ bộ:

Eclim tư vấn, thiết kế hệ thống xử lý nước thải gia súc, gia cầm hotline 0941.113.286

  • Tìm hiểu nguồn nước thải từ lò mổ gia súc

    Đặc trưng nước thải giết mổ gia súc

    Nước thải giết mổ gia súc có hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cao được biểu thị qua các thông số như: COD, BOD5, SS… Ngoài ra, trong nước thải chăn nuôi heo có chứa hàm lượng N và P cao. Bên cạnh đó còn có chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn gây bệnh dịch vô cùng nguy hiểm ảnh hướng đến sức khỏe của con người cũng như động vật khác trong khu vực.

    Trong các khu trang trại chăn nuôi lợn, biện pháp dọn vệ sinh phân chuồng đơn giản tiết kiệm thời gian là sử dụng nước để rửa. Nước thải sau cùng chứa hàm lượng chất hữu cơ chiếm 70-80% gồm hidrat carbon, acid amin, protit, chất béo và các dẫn xuất của chúng có trong phân và thức ăn thừa. Bên cạnh đó có các chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất vô cơ chiếm 20-30% gồm đất, cát, các loại muối, phân urê, chlorua, SO42-…

    Đặc trưng nước thải lò giết mổ gia súc

    Thông số

    Đơn vị

    Nước thải giết mổ gia súc

    pH

    -

    6,5-10

    Thể tích nước thải

    m3/tấn thịt gia súc giết mổ

    3-8

    BOD7

    mg/l

    2000

    Tổng Nitơ

    mg/l

    100-200

    Tổng photpho

    mg/l

    10-20

    Tổng chất rắn lơ lửng

    mg/l

    100-500

    Chất béo

    mg/l

    50-150

     

    Nguồn phát sinh nước thải giết mổ gia súc

    Chất thải rắn

    Chất thả rắn chủ yếu là từ  lông móng gia súc, máu, phân heo. Trong quá trình giết mổ, chất thải rắn hầu như không được thu gom, chúng được thải ra ngoài cống rãnh, sông hồ khi công nhân rửa chuồng trại. Đây chính là nguyên nhân làm tắc nghẽn các đường ống, làm gia tăng lượng nước thải ra môi trường. Một phần phân chuồng gia súc được người dân ủ làm phân bón, nếu không được sử dụng sẽ thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường và lây truyền các mầm bệnh nguy hiểm.

    Nước thải

    - Nguồn phát sinh: nước rửa chuồng trại, nước mổ có lẫn máu, nước làm lòng, nước nóng cạo lông.

    - Nước thải chăn nuôi heo có hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cao được biểu thị qua các thông số như: COD, BOD5, SS… Ngoài ra, trong nước thải chăn nuôi heo có chứa hàm lượng N và P cao. Bên cạnh đó còn có chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn gây bệnh dịch vô cùng nguy hiểm ảnh hướng đến sức khỏe của con người cũng như động vật khác trong khu vực.

    Trong các khu trang trại chăn nuôi lợn, biện pháp dọn vệ sinh phân chuồng đơn giản tiết kiệm thời gian là sử dụng nước để rửa. Nước thải sau cùng chứa hàm lượng chất hữu cơ chiếm 70-80% gồm hidrat carbon, acid amin, protit, chất béo, cellulose và các dẫn xuất của chúng có trong phân và thức ăn thừa. Bên cạnh đó có các chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất vô cơ chiếm 20-30% gồm đất, cát, các loại muối, phân urê, chlorua, SO42-…

    Ô nhiễm môi trường do nước thải giết mổ gia súc

    Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải từ các cơ sở giết mổ gia súc đang ở trong tình trạng báo động. Nước thải, chất thải rắn không qua xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường xung quanh và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đặc biệt lượng nước thải chứa nhiều kí sinh trùng, giun sán, gây ra nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Trong quá trình giết mổ gia súc thì khâu làm lòng là công đoạn phát sinh nước thải ô nhiễm. Ở những lò mổ có khâu xử lý da, thường có nước muối trộn lẫn với máu đổ vào hệ thống nước thải.

    Công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc

    Nước thải từ các lò mổ sẽ qua song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn như: lông, da, xương,...Sau đó nước thải được đưa tiếp qua bề tách dầu, mỡ còn các chất rắn còn lại sẽ được lắng xuống dưới đưa qua công đoạn tiếp theo. Tiếp theo đó nước sẽ chảy theo đường ống vào bể điều hòa, nhằm mục đích xáo trộn đều nồng độ và lưu lượng, giúp ổn định dòng nước, hiệu chỉnh pH...

    Nước thải tiếp tục từ bể điều hòa qua bể UASB nhờ các vi sinh vật kị khí phân hủy chất hữu cơ. Quá trình phân hủy tạo ra các bọt khí metan CH4 và cacbonic CO2 nổi lên trên được thu bằng các chụp khí để dẫn ra khỏi bể. Quá trình xử lí nước thải tại bể UASB chỉ làm giảm lượng BOD nhưng nước thải chưa đạt theo quy chuẩn cho phép. Cần phải sử dụng thêm bể AEROTANK để xử lí triệt để hơn.

    Công nghệ xử lí sinh học hiếu khí Aerotank.

     

    Hình minh họa: Sơ đồ công nghệ xử lí sinh học Aerotank

    Nguyên lí: Nước đưa vào từ phía trên của bể, khí sục phía dưới bể giúp vi sinh vật và các chất hữu cơ đảo trộn và cung cấp oxi cho vi sinh vật. Trong bể các sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ theo phương trình phản ứng: 

    CHC + O2 → CO2 + H2O + NO3- + SO42- + nhiệt lượng + tế bào sinh vật.

    Nước thải đưa sang bể lắng 2 để loại bỏ bông bùn hoạt tính. Một phần bùn được tuần hoàn ở bể Aerotank để duy trì mật độ vi sinh vật trong bể.

     Sau khi xử lí sinh học hiếu khí nước thải được đưa qua bể lắng đợt 2 ( Bể lắng đứng) để tách, lắng lượng sinh khối dư thừa được hình thành trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí ở bể Aerotank. Nguyên lý: Lợi dụng trọng lực, các bông sinh khối không tan trong nước sẽ lắng xuống đáy và thải qua đường thải bùn.

     

    Bể lắng đứng

    Sau cùng là công đoạn khử trùng tại bể khử trùng. Thường sử dụng clo lỏng để loại bỏ vi khuẩn, oxi hóa các chất hữu cơ. Clo lỏng vừa rẻ và dễ vẩn chuyển nên được sử dụng phổ biến. Ngoài ra có thể sử dụng nước Javen.

    Cuối cùng nước thải được thải ra nguồn tiếp nhận đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.

     

  • 0.0/ 5

    0 đánh giá

    0
    0
    0
    0
    0
    • Chưa có bình luận nào

Sản phẩm liên quan

0941 113 286
Chat hỗ trợ